Có bao nhiêu loại gỗ công nghiệp đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay? Những loại gỗ này được cấu tạo như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được Nội thất Fuhome giải đáp ngay sau đây nhé!
Gỗ công nghiệp có đa dạng mẫu mã và chủng loại
Tổng hợp các loại gỗ côn nghiệp hiện nay
Gỗ công nghiệp MFC
MFC ( tên tiếng anh là: Melamine Faced Chipboard) Đây là loại ván gỗ dăm được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ một lớp Melamine lên trên bề mặt bên ngoài.
Gỗ MFC được cấu tạo như sau: Sử dụng các vụn gỗ từ gỗ tự nhiên hoặc chính từ cây gỗ tự nhiên sau đó mang đi băm nhỏ thành các dăm gỗ rồi sử dụng keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ, lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước.
Chia sẻ thêm thông tin ưu điểm của tủ quần áo gỗ MFC mà bạn có thể tham khảo nhé!
Gỗ công nghiệp MDF
MDF (tên tiếng anh là : Medium Density Fiberboard. Cấu tạo và quy trình sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ sau khi khai thác nhà sản xuất sẽ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC. Sau đó gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn. Chính vậy nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC.
MDF có lõi là ván mịn và bề mặt có thể là
– Veneer: là 1 lớp gỗ tự nhiên mỏng dán chết trên bề mặt, hoàn thiện bằng sơn PU
– Hoặc cũng là melamine như MFC
– Hoặc dán laminate – 1 loại vật liệu cao cấp chống trầy xước cực tốt và đẹp mắt.
– Hoặc sơn màu: trắng, đen, xanh, đỏ,…
– Hoặc cán 1 lớp acrylic (mica) bóng gương.
Gỗ công nghiệp có giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng
Gỗ công nghiệp Plywood
Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ ván ép được ép. Chúng được cấu tạo từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Loại gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Gỗ công nghiệp HDF
Tấm gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên . Bột gỗ được xử lý kết hợp thêm với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Ván gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa là vật liệu mới trong thiết kế thi công nội thất. Tấm gỗ nhựa – tên kỹ thuật thường gọi là WPC. Đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Gỗ công nghiệp ghép thanh
Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.
Các loại gỗ công nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn là gỗ nhập khẩu từ các nước như Malaysia, Indonexia, Đài Loan, Thái Lan,… Còn gỗ nhân tạo của nước ta còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục như chứa những chất độc hại, dễ biến dạng khi gặp nước, dễ bắt lửa, hay bị mối mọt, nứt tách.