Gỗ MDF là gì? Quy trình, cấu tạo. ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF là gì? định nghĩa, tính chất, ưu điểm, nhước điểm ra sao? chất lượng có đảm bảo và bền như khi sử dụng gỗ tự nhiên hay không? Cùng Nội thất Fuhome đi tìm hiểu các tính chất của loại gỗ công nghiệp MDF này nhé.

1. Gỗ MDF là gì? Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF ( tên tiếng anh chính thức là : Medium density fiberboard) hay còn có tên gọi khác là ván gỗ sợi mật độ trung bình – là một sản phẩm của gỗ công nghiệp. Loại gỗ này có thành phần chính là sợi gỗ (hay bột gỗ) được trải qua nhiều công đoạn chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, ( thân cây, cành cây, rễ cây,  vụn gỗ,,.. tự nhiên ). Sau đó được kết hợp chất kết dính và một số thành phần phụ gia  khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. 

Gỗ MDF là gì? quy trình sản xuất

Gỗ công nghiệp MDF được lấy nguyên liệu từ các vụn gỗ tự nhiên

Thành phần cấu tạo ván gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF là gì? Loại gỗ này được tạo chính từ các thành phần của cây gỗ tự nhiên (như cao su, bạch đàn, keo, thông, giẻ, sồi, vân sam) hay các vụn gỗ thừa trải qua quá trình chế biến nguồn nguyên liệu này được máy nghiền nhỏ thành các vụn gỗ,  sợi gỗ cellulo có đường kính nhỏ và có thể dễ dàng kết dính.

Qua quá trình tinh chế, các sợi gỗ này được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn nhất định như độ tinh khiết, độ kết dính… đã được loại bỏ những tạp chất cần thiết để có thể có được nguồn liệu đạt tiêu chuẩn. Sau đó chúng được ghép lại với nhau bằng một loại keo dính đặc biệt chất lượng cao được nhập khẩu từ châu âu. Kết hợp cùng các loại chất kết dính đặc trưng qua quá trình ép nhiều lần tạo nên những tấm ván chất lượng.

Thông thường, thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.

Hiện nay trên thị trường có 4 loại  gỗ ván ép công nghiệp MDF chính, chúng được tao ra nhằm sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như (Ván MDF chịu nước,Ván MDF nội thất, Ván MDF mặt nhẵn và Ván MDF mặt không nhẵn). Tất cả tạo nên bức tranh toàn cảnh về gỗ công nghiệp. Đến đây chắc bạn cũng hiểu được rõ khái niệm gỗ MDF là gì rồi chứ. Tiếp theo chúng ta sẽ đén phần quy trình sản xuất của loại gỗ này nhé.

2. Quy trình sản xuất ván gỗ ép công nghiệp MDF

Gỗ MDF được sản xuất bằng cách ép các sợi gỗ nhỏ dưới áp suất và nhiệt độ cao cùng với sự tham gia của các chất kết dính . phụ gia và các thành phần khác với nhau để tạo thành các ván gỗ công nghiệp hay tấm gỗ công nghiệp với kích thước và hình dáng khác nhau.

Hiện tại, có hai quy trình sản xuất ván gỗ công nghiệp MDF, đó là quy trình sản xuất khô và quy trình sản xuất ướt.

Gỗ MDF là gì? Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF được trải qua nhiều công đoạn xử lý mới hình thành lên ván gỗ, tấm gỗ

Quy trình ván gỗ MDF khô

– Trước tiên, keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ.

– Bột sợi sau khi đã ráo keo sẽ được trải ra bằng máy rải, sau đó được cào thành 2-3 tầng tùy theo kích thước và độ dày của ván.

– Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép hai lần. Lần ép thứ nhất ( ép sơ bộ), từng lớp được ép riêng. Lần ép thứ hai, tất cả các lớp được ép lại với nhau.

– Chế độ nhiệt được thiết lập để loại bỏ hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ.

– Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

Quy trình sản xuất ướt của gỗ công nghiệp MDF

– Đầu tiên, bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy. Chúng được cào rải ngay sau đó và được đưa lên mâm ép.

– Sau đó, chúng được ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ.

– Cuối cùng, tấm ván được đưa qua cán hơi ở nhiệt độ cao để nén chặt hai mặt và rút hết nước ra.

3. Ưu và nhược điểm của ván gỗ MDF

Ưu điểm của tấm gỗ công nghiệp MDF

– Rất ít khi bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt trong mọi môi trường.

– Bề mặt phẳng nhẵn.

– Bạn còn có thể  sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin, acrylic

– Có số lượng nhiều, đồng đều và đa dạng về mẫu mã chủng loại.

– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên chỉ bằng 1/2.

–  Dễ thi công và thời gian gia công nhanh.

Gỗ MDF là gì? ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong thiết kế và thi công nội thất

Nhược điểm gỗ công nghiệp MDF

– Không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên

– Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

– Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.

Trên đây là toàn bộ  thông tin giúp bạn đọc có thể hiểu được gỗ mdf là gì? kèm theo với ưu điểm, nhược điểm, thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất,. Để biết thêm thông tin về quá trình thiết kế thi công nội thất gỗ vui lòng liên hệ ngay Nội thất Fuhom qua Hotline: 0964985668 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé. Xin cảm ơn!

Leave a Reply