Trện thị trường nước ta hiện nay có rất nhiều loại gỗ công nghiệp được nhiều gia đình lựa chọn trong đó có gỗ MDF chống ẩm lõi xanh. Với đặc tính chống ẩm, không bị cong vênh, chống mối mọt tốt, đặc biệt chi phí lại vô cùng hợp lý chỉ bằng 1/2 so với gỗ tự nhiên.
Có nên sử dụng gỗ công nghiệp MDF chống ẩm lõi xanh không?
Gỗ MDF ( tên gọi tiếng anh là Medium Destiny Fiberboard) có 2 loại chính là gỗ MDF lõi thường và gỗ MDF lõi xanh chống ẩm. Đúng như tên gọi của gỗ MDF lõi xanh chống ẩm gỗ khả năng chống ẩm, chống thấm nước, chống mối mọt và cong vênh khá tốt.
Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm lõi xanh sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi công trình
Những điểm cộng khiến cho nhiều khách hàng lựa chọn là tính năng chống ẩm . Do đó loại gỗ này phù hợp để thi công nội thất gia đình như tủ kệ để giày dép, tủ bếp, vách nhà tắm…và cũng được sử dụng nhiều trong thi công nội thất cửa hàng nơi mà dễ bị ẩm mốc.
Bề mặt gỗ MDF tương đối là nhẵn vì vậy thuận tiện để phủ các lớp sơn đẹp mắt và nhẵn bóng mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho không gian nội thất cho mọi không gian căn phòng.
Ván MDF chống ẩm còn được gọi với tên gọi là HMR (High Moisture Resistance) là sản phẩm gỗ được khai thác từ nguyên liệu gỗ rừng trồng tự nhiên ở những nước Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc – các quốc gia bậc nhất về sản phẩm ván gỗ nhân tạo.
Với đặc tính khó bị mốc trong điều kiện thời tiết ẩm ướt nên sản phẩm ván HMR, MDF chống ẩm giải quyết được những yêu cầu khắt khe nhất của các sản phẩm và những hạng mục cao cấp đề xuất kĩ thuật cùng với tính thẩm mỹ cao trong ngành trang trí nội, ngoại thất và xây dựng.
Thành phần cấu tạo ván MDF
– Gỗ mdf chống ẩm lõi xanh có thành phần cấu tạo chính là sợi gỗ (hay bột gỗ), chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).
– Thông thường, thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.
– Các sợi gỗ (hay bột gỗ) trong thành phần gỗ ván ép công nghiệp MDF chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của nhà sản xuất mà một số thành phần gỗ cứng có thể được thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn.
Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
Ưu điểm
– Chống co ngót, cong vênh
– Bề mặt phẳng dễ kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt -> đa dạng và phong phú về màu sắc
– Giá thành ổn định, rẻ hơn gỗ tự nhiên
– Phù hợp với nhiều phong cách nội thất
Nhược điểm
– Kém về khả năng chịu nước
– Không thi công được các chi tiết phức tạp, những chi tiết chạm trổ như gỗ tự nhiên
– Độ dẻo dai hạn chế, độ dày có giới hạn
Lựa chọn nội thất gỗ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí rất nhiều so với gỗ tự nhiện. Đặc biệt với gỗ MDF lõi xanh chống ẩm sẽ giúp căn nhà của bạn có được sự chắc chắn cũng như tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.