Chia sẻ quy trình sản xuất gỗ công nghiệp hiện nay

Trong thi công nội thất hiện nay gỗ công nghiệp chiếm khoảng 80% và đang là sự lựa chọn hàng đầu cho mỗi ngôi nhà. Với chi phí thấp, mẫu mã- kiểu dáng đa dạng hơn hẳn so với gỗ tự nhiên trong khi độ bền lên đến 10-15 năm. Vậy bạn đã biết quy trình để hình thành nên một tấm gỗ công nghiệp trải qua những giai đoạn nào chưa.

Chia sẻ quy trình sản xuất gỗ công nghiệp hiện nay

Để sản xuất ra một tấm gỗ công nghiệp cho bạn sử dụng trong ngôi nhà cần phải trải qua đến 9 bước cơ bản mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây.

Chia sẻ quy trình sản xuất gỗ công nghiệp hiện nay

Gỗ được khai thác sau đó sẽ làm sạch trước khi đưa vào sử  dụng

Bước 1: Khai thác gỗ (bao gồm gỗ và các bộ phận khác của cây, cành,…..) và sau đó được xử lý kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất.

Bước 2: Sau khi gỗ đã được xử lý  làm sạch cẩn thận thì sẽ được các công nhân phân loại, xẻ mỏng rồi được vận chuyển đến nhà máy sản xuất.

Bước 3: Tại nhà máy sản xuất nhưng thân gỗ đã qua sử lý này sẽ được đưa vào máy nghiền nhỏ rồi được trộn với keo và các chất phụ gia cần thiết để chuẩn bị tiến hành ép thành tấm.

Bước 4: Sau khi đã nghiền ra thành bột gỗ trộn keo và một số thành phần phụ gia để chống mối mọt, chịu nước và tăng độ cứng,… thì sẽ được ép dưới áp suất cao ( 850 – 870 kg/cm2) để tạo thành các tấm gỗ đang có trên thị trường như: gỗ công nghiệp MDF , MFC, HDF….

Chia sẻ quy trình sản xuất gỗ công nghiệp hiện nay 2

Gỗ tự nhiên được nghiền thành các vụn gỗ nhỏ

Bước 5: Các tấm gỗ sau khi được ép xong thì sẽ lại được tiếp tục chuyển đến nhà máy sản xuất ván gỗ công nghiệp để tiếp túc được xử lý bước tiếp theo đối với hai mặt để tăng độ cứng cho gỗ và chống nứt nẻ,co ngót và cong vênh.

Tham khảo thêm bảng giá gỗ công nghiệp MDF mới nhất 2019 tại đây nhé!

Bước 6: Bước tiếp theo chúng sẽ được chuyển đến dây chuyền cán lớp phủ bề mặt và tạo vân gỗ. Lớp phủ thường được sử dụng nhiều hiện nay là melamine kết hợp với sợi thủy tinh để tạo trên bề mặt gỗ một lớp phủ trong suốt vừa giữ màu sắc gỗ luôn ổn định, vừa giúp bảo vệ bề mặt, chống trầy xước.

Bước 7: Sau khi các tấm gõ đã được cán lớp phủ và tạo vân gỗ thì lại tiếp tục được ép ở áp suất và nhiệt độ cao để đảm bảo các lớp gỗ và lớp phủ được liên kết chặt chẽ tạo thành một khối bền vững, đồng nhất. Sau đó sẽ được máy đánh bóng bề mặt để chuẩn bị cho giai đoạn phay mộng.

Chia sẻ quy trình sản xuất gỗ công nghiệp hiện nay 3

Quy trình sản xuất đều được tự động hóa bằng máy móc

Bước 8: Các ván gỗ sau khi được đánh bóng thì sẽ được chuyển sang công đoạn tiếp theo là cắt và soi mộng cả 4 cạnh. Và hiện nay loại mộng kép chính là loại tiên tiến nhất và đòi hỏi máy soi phải đảm bảo chính xác tuyệt đối và tùy vào từng thương hiệu mà loại mộng này được phát triển theo nhiều cách khác nhau.

Bước 9: Tiến hành kiểm duyệt lại chất lượng sản phẩm rồi chuyển qua dây chuyền đóng gói.

Trên đây là 9 bước để tạo ra một tấm gỗ để chúng ta thi công nội thất gỗ chung cư. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp ích nhiều cho mọi người để hiểu rõ hơn khi lựa chọn loại gỗ cho ngôi nhà của mình.

Leave a Reply